WHAT'S NEW?
Loading...

4 cách làm tăng sự tự tin cho trẻ

Sự tự tin của con bạn rất quan trọng. Khi thấy tự tin, sau đó con bạn sẽ có can đảm để thử tất cả mọi thứ một lần. Điều này được chú ý khi trẻ lên năm hoặc sáu tuổi, khi trường học là một phần quan trọng trong cuộc sống. Có những trải nghiệm học tập mới mỗi ngày, và con của bạn cần sự tự tin để giải quyết chúng. Mỗi ngày cũng có những trải nghiệm xã hội mới, khi trẻ hòa mình với bạn học, và sẽ không thích những thứ này nếu trẻ thiếu tự tin. Sau đây mách bạn 4 cách làm tăng sự tự tin cho trẻ.
4 cách làm tăng sự tự tin cho trẻ

 Bạn có thể giúp con mình xây dựng lòng tự tin của mình theo những cách sau:
  1. Lắng nghe nỗi sợ hãi.

Dù bạn không đồng ý với việc con của bạn nói chúng sợ vì mọi học sinh khác trong lớp đều sáng hơn mình. Hãy để trẻ kể cho bạn điều đó. Nếu bạn không cho trẻ thấy một sự thông cảm từ bạn, con bạn sẽ lo lắng và điều này chỉ làm giảm sự tự tin của chúng nữa.
4 cách làm tăng sự tự tin cho trẻ
  1. Nhấn mạnh điểm mạnh của chúng.

Khi con bạn giải thích rằng sẽ không thử một cái gì đó mới bởi vì chúng sợ thiếu những kỹ năng cần thiết, khuyến khích trẻ suy nghĩ về tất cả những điểm mạnh của mình. Làm nổi bật các khoảnh khắc trước đó khi mà chúng chắc chắn sẽ thất bại và cuối cùng đã thành công.
4 cách làm tăng sự tự tin cho trẻ
 
  1. Tránh các so sánh.

Bạn có thể bị cám dỗ để khuyến khích cô ấy thử một cái gì đó mới mẻ bằng cách nói với cô ấy những gì anh chị em của mình đã làm trong cùng tình huống, nhưng điều này có lẽ sẽ làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Con của bạn có thể coi mình là tiêu cực hơn khi so sánh với anh chị em ruột. Tốt nhất là coi cô như một cá thể độc lập.
4 cách làm tăng sự tự tin cho trẻ
  1. Tham gia vào quyết định.

Con bạn cảm thấy tự tin hơn về bản thân và kỹ năng của mình khi được phép tự quyết định. Ví dụ, trẻ có thể chọn một trong hai loại ngũ cốc ăn sáng, hoặc áo thun. Việc ra quyết định trao quyền cho trẻ và nâng cao lòng tự tin trong chúng.
4 cách làm tăng sự tự tin cho trẻ
Chúc bạn thành công!!!!!!
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bạn đang có nhu cầu tìm địa chỉ trung tâm dạy vẽ thiếu nhi tại tphcm? Hãy liên hệ với chúng tôi.
 Trung tâm Mỹ thuật sáng tạo Art for kids
Cơ sở 1: Art for kids Bình Thạnh: 420 Nơ Trang Long, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Tel: 028 2266 2277 – Hotline: 093 542 7978
Cơ sở 2: Art for kids Thủ Đức: 104 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Tel: 028 2246 2277 – Hotline: 093 542 7978
Email: artforkids.com.vn@gmail.com
Website: http://artforkids.com.vn
Facebook : https://www.facebook.com/artforkids.com.vn
Youtube : https://www.youtube.com/c/artforkidstv

bố mẹ làm gì khi trẻ ăn vạ

Khi bước vào tuổi lên 2, bé trải qua một loạt thay đổi về tâm lý, thể chất. Các mẹ sẽ thấy con khát khao được độc lập và muốn thể hiện quyền lực của mình bằng hai từ cửa miệng “không” và “của con”, cùng với đó là những cơn ăn vạ không có hồi kết. Tâm trạng, hành động mang hơi hướng bạo lực như đấm đá, cắn, cấu, la hét, ăn vạ… là những chuyện thường ngày của bé trong lứa tuổi này. Làm thế nào để xử lý tình trạng này một cách hiệu quả?
Thói “mè nheo”, ăn vạ ở trẻ làm không ít các bậc phụ huynh đau đầu. Làm thế nào để xử lí tình trạng này một cách hiệu quả?

1.không ‘bắt mồi’


Phần lớn lỗi của các bậc phụ huynh chính là việc thể hiện sự quan tâm khi con cư xử xấu.Trẻawn vạ khóc lóc, giận dỗi,  chúng ta xúm vào dỗ dành, giải thích, răn đe,… mọi phản ứng dù là đang nhượng bộ hay phản đối hành động của trẻ, đều khiến trẻ nhận ra chúng đang “được quan tâm” và càng tiếp tục. Hãy thử tỏ thái độ “phớt lờ”. Khi phát ra tín hiệu mà không thấy cha mẹ hồi đáp, các bé sẽ chán và biết cách chấm dứt tình trạng đòi hỏi trong hòa bình.

2.Không bỏ qua

Phớt lờ lúc bé ăn vạ không có nghĩa là sẽ bỏ qua luôn chuyện này. Sau khi bé bình tĩnh, các mẹ nên ôm bé vào lòng và bắt đầu nói về chuyện vừa xảy ra. Bạn có thể nói với con rằng bạn hoàn toàn hiểu được cảm giác khi ấy của bé, và giúp bé diễn đạt những cảm xúc khó chịu thành lời. Ví dụ như “con bực tức vì đồ ăn không phải món con thích đúng không?” để bé có thể nhận ra rằng thể hiện cảm xúc bằng lời nói thì sẽ tốt hơn. Cuối cùng hãy cười và nói với con: “Mẹ xin lỗi vì đã không nhận ra rằng con không thích. Nhưng nếu con bình tĩnh và nói cho mẹ, mẹ đã có thể biết con muốn gì rồi”.

3.Trị con ăn vạ, mẹ phải sắt đá

Khi đòi hỏi mà không được đáp ứng, bé sẽ phản ứng gay gắt và cư xử khó ưa hơn. Nhưng cha mẹ đừng vì thế mà nhượng bộ, hãy chuẩn bị tâm lý cho những giọt nước mắt hay tiếng la hét đau đầu cả tiếng đồng hồ. Bản thân cha mẹ cũng không nên bực tức, la hét với con. Như vậy, bạn đã vô tình xây dựng hình tượng xấu mà con rất dễ noi theo.
4. Không để người khác xen vào
Nếu bạn đang cương quyết với bé mà lại có ông bà hay cô dì chú bác xúm vào dỗ dành, mọi kỉ luật của bạn trở thành vô nghĩa. Cần thống nhất quan điểm với các thành viên trong nhà là khi bé ứng xử không tốt, mọi người không nên bênh vực bé, sẽ khiến việc dạy dỗ càng khó khăn hơn.

Bạn đang có nhu cầu tìm địa chỉ trung tâm dạy vẽ thiếu nhi tại tphcm? Hãy liên hệ với chúng tôi.
Trung tâm Mỹ thuật sáng tạo Art for kids
Cơ sở 1: Art for kids Bình Thạnh: 420 Nơ Trang Long, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Tel: 028 2266 2277 – Hotline: 093 542 7978
Cơ sở 2: Art for kids Thủ Đức: 104 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Tel: 028 2246 2277 – Hotline: 093 542 7978
Email: artforkids.com.vn@gmail.com

bố mẹ làm gì khi trẻ ăn vạ

Trung tâm m thut thiếu nhi Art for kids

4 cách giúp bé cai nghiệm tivi

Tivi là một trong những thiết bị dễ gây nghiện nhất đối với trẻ và ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Làm thế nào để trẻ xem với một thời lượng nhất định, hợp lý và đảm bảo thời gian cho những sinh hoạt lành mạnh khác?Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỉ lệ gia tăng hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ một phần nguyên nhân do trẻ xem tivi quá nhiều. Vì vậy, cha mẹ cần có kế hoạch cai nghiện tivi cho trẻ để bảo vệ sức khỏe của con.
Dưới đây là 4 cách cha mẹ có thể tham khảo giúp bé cai nghiệm tivi 

1. Dành thời gian cho con

Tivi trở thành bạn hay "người trông trẻ" giúp mẹ vì cha mẹ quá bận rộn. Cách giải quyết tốt nhất là mỗi tuần, hai vợ chồng nên dành ra một buổi cuối tuần và một tối giữa tuần tổ chức trò chơi cho các thành viên trong gia đình.
Những trò chơi gia đình sẽ đem lại cho con những trải nghiệm thú vị, giúp con gắn kết gia đình và dần dần quên tivi. Bạn có thể chơi cùng con một số trò chơi truyền thống như: ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây... hay những trò chơi hiện đại như cá ngựa, nặn đất sét, xé giấy, dán giấy...

2. Cho trẻ xem tivi giới hạn thời lượng

Cho trẻ xem tivi "vô tội vạ" chính là lí do khiến trẻ nghiện tivi và gây ảnh hưởng đến giao tiếp, thị lực, trí tuệ của trẻ. Do đó, cha mẹ cần phải giới hạn thời lượng xem tivi cho trẻ phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Ví dụ, với trẻ dưới 2 tuổi không nên cho bé xem tivi, điện thoại và các game trên điện thoại hay truyền hình. Vì độ tuổi này rất dễ gây nghiện đồng thời cũng khó cai nghiện tivi. Khi trẻ được 2 tuổi trở lên, phụ huynh có thể cho trẻ xem tivi và game trên điện thoại tối đa 2 tiếng/ngày. Điều này vừa giúp trẻ bảo vệ mắt mà vẫn có thể tích lũy thêm nhiều kiến thức mới mà tivi cung cấp.

3. Hẹn giờ cho tivi

Điều này giúp mẹ kiểm soát thời gian xem tivi cho trẻ. Cách này sẽ áp dụng hiệu quả với những trẻ nhỏ và dĩ nhiên, việc kiểm soát giờ giấc xem tivi khi còn nhỏ cho trẻ sẽ ảnh hưởng đến khi trẻ trưởng thành và cha mẹ không lo trẻ bị nghiện xem tivi.
Mặc dù cách này giúp trẻ tự động hiểu không được xem tivi nữa, tuy nhiên, mẹ cũng nên rèn cho trẻ thói quen tự giác ngưng xem tivi khi đã cảm thấy xem lâu.

4.cho bé học vẽ rèn luyện khóe léo

Luyện vẽ cũng là cách luyện sự vận động tinh, vận động thô cho đôi tay trẻ. Từ 1-2 tuổi, trẻ đã có thể dùng bàn tay của mình để nguệch ngoạc những đường nét ưa thích, báo Trí thức trẻ cho biết.
Ở độ tuổi lớn hơn, trẻ có thể luyện đôi tay khéo léo bằng những hình ảnh chuẩn xác hơn. Điều này sẽ gián tiếp giúp việc luyện chữ cũng như viết khi trẻ bước vào lớp 1 một cách nhẹ nhàng hơn đấy bố mẹ nhé.
 
Bạn đang có nhu cầu tìm địa chỉ trung tâm dạy vẽ thiếu nhi tại tphcm? Hãy liên hệ với chúng tôi.
 
Trung tâm Mỹ thuật sáng tạo Art for kids
Cơ sở 1: Art for kids Bình Thạnh: 420 Nơ Trang Long, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Tel: 028 2266 2277 – Hotline: 093 542 7978
Cơ sở 2: Art for kids Thủ Đức: 104 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Tel: 028 2246 2277 – Hotline: 093 542 7978
Email: artforkids.com.vn@gmail.com
Website: http://artforkids.com.vn
Facebook : https://www.facebook.com/artforkids.com.vn
Youtube : https://www.youtube.com/c/artforkidstv

4 cách giúp bé cai nghiện tivi

Trung tâm m thut thiếu nhi Art for kids

4 bí quyết giúp cho con bạn ngoan từ nhỏ

Hành trình của con là một quá trình dài để hoàn thiện tính cách và tư duy, hoàn cảnh sinh hoạt và cách cha mẹ dạy con sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc đời con. Chính vì vậy, giáo dục nhân cách cho trẻ là rất quan trọng nhất là trẻ từ 12-18 tháng tuổi. Dưới đây là những bí quyết để mẹ uốn con ngoan từ nhỏ – 1 tuổi trở lên.

1.Để con tự chơi


Trẻ từ 1 tuổi đã có thể tự chơi một mình. Bố mẹ nên để con tự chơi để học cách độc lập, hành động theo ý chí và tự tin hơn. Con chơi một mình để có tinh thần hòa nhập, trẻ tự chơi một mình sau đó sẽ biết cách chơi với các bạn khác.Giai đoạn này cha mẹ nên để con tự chơi để được hưởng đầy đủ sự kích thích, trí tò mò khi chơi một mình. Tuy nhiên đó không phải là bỏ trẻ một mình, cha mẹ chỉ nên quan sát con chứ không nên “quấy rầy” con.

2.dạy con thông qua đồ chơi

Khi trẻ bắt đầu có cảm xúc với thế giới bên ngoài, cha mẹ nên tìm hiểu thật nhiều kiến thức có tính chất định hướng và bồi dưỡng khả năng trí tuệ cho trẻ.
Với độ tuổi từ 12 đến 18 tháng cách tốt nhất để con làm quen với việc tư duy, ngăn nắp, sáng tạo là thông qua các trò chơi.
Cha mẹ nên chọn những đồ dễ chơi như xếp hình, ghép đồ vật… Nên chọn những đồ có hình khối và màu sắc vì nó hấp dẫn trẻ và phát triển tư duy.Con từ 1 tuổi triển nên trí nhớ đã tốt, cha mẹ nên thường xuyên đọc truyện, những bài thơ ngắn cho con, sau đó sẽ để con tự học và nhớ. Đây là cách giúp con có trí nhớ tốt và khả năng tư duy cao.

3.Hình thành thói quen dọn đồ chơi

Hãy tập cho con có thói quen ngăn nắp ngay từ nhỏ và chịu trách nhiệm với những thứ thuộc về mình.
Khi chơi con sẽ tự lấy đồ và sau khi chơi xong cha mẹ nên nhắc con hãy xếp  gọn đồ đạc. Từ hành động sẽ tạo thành thói quen, cứ như vậy một thời gian, con sẽ tự chơi tự dọn đồ. Nếu không uốn nắn ngay từ nhỏ thì thói quen bừa bãi sẽ theo trẻ suốt và khi lớn lên sẽ khó mà bỏ được.Tính cách của con phụ thuộc vào cha mẹ rất nhiều, hãy khéo léo dạy bảo con và làm những hành động để con làm gương.

4.cho con tiếp xúc với thiên nhiên nhiều hơn

Những trẻ em ở thành phố có những tòa nhà cao tầng sẽ ít được ra ngoài chơi, hầu hết là cha mẹ đưa con ra công viên. Vì cha mẹ cũng khá bận rộn nên sẽ ít có thời gian để con tiếp xúc với thế giới bên ngoài, vì thế rất giới hạn về sự hiểu biết cũng như khả năng sáng tạo của con.
Muốn con ngoan từ nhỏ cha mẹ nên chủ động sắp xếp thời gian đưa con đi dã ngoại học hỏi nhiều điều từ thế giới bên ngoài. Khi trẻ không còn tò mò nữa, con sẽ ngoan hơn nhờ có sự hướng dẫn của cha mẹ.
Từ những dẫn chứng trên hầu hết chúng ta đều hiểu rằng muốn con ngoan từ nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ và cả cách giáo dục của cha mẹ nữa. Đừng phụ thuộc vào câu “cha mẹ sinh con, trời sinh tính” như thế là hại con. Hãy để con là một đứa trẻ ngoan, thông minh và phát triển một cách tự nhiên.
Bạn đang có nhu cầu tìm địa chỉ trung tâm dạy vẽ thiếu nhi tại tphcm? Hãy liên hệ với chúng tôi.
Trung tâm Mỹ thuật sáng tạo Art for kids
Cơ sở 1: Art for kids Bình Thạnh: 420 Nơ Trang Long, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Tel: 028 2266 2277 – Hotline: 093 542 7978
Cơ sở 2: Art for kids Thủ Đức: 104 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Tel: 028 2246 2277 – Hotline: 093 542 7978
Email: artforkids.com.vn@gmail.com

4 bí quyết giúp cho con bạn ngoan từ nhỏ

Trung tâm m thut thiếu nhi Art for kids

gợi ý những câu chúc tết đặc biệt cho bé

Món quà xuân tuyệt vời và ý nghĩa tring dịp tết thì không thể bỏ qua những lời chúc tết và tục mừng tuổi.Một năm mới đến, con của bạn cũng đã lớn thêm một tuổi, vì thế hãy dạy con những câu chúc tết hay nhất nhé. Còn gì vui vẻ và hạnh phúc hơn khi ngày mùng 1 đầu năm, được nghe tiếng trẻ thơ đọc câu chúc tết. Chắc chắn không chỉ bạn, mà những thành viên khác trong gia đình cũng sẽ cảm thấy vô cùng vui vẻ và hạnh phúc. Ngày đầu năm vui vẻ sẽ hứa hẹn cả một năm thuận hòa cho gia đình bạn đấy. Thế nên, còn đợi gì mà không dạy con ngay những câu chúc tết hay nhất dưới đây nhỉ?
1 bé chúc tài lộc.
Năm mới bé chúc
Cả nhà sung túc
Vạn sự Khang an
Phước tràn lộc sang
Mọi ngày may mắn
Bé cười tươi tắn
Kính chúc mọi người
Hạnh phúc xuân ngời
Như gia đình bé
Kính chúc! Kính chúc

2.bé chúc bình an

Cung chúc tân niên một chữ nhàn
Chúc mừng gia quyến đặng bình an
Tân niên đem lại nhiều hạnh phúc
Xuân đến rồi hưởng trọn niềm vui.

3.bé chúc ông bà.

Năm cũ đã qua năm mới lại đến
Hôm nay con đến kính chúc
Ông bà có là sức khỏe
Nhà cửa sung túc, hạnh phúc khang an, ăn trên thương bang
Phúc Lộc thọ tài, làm ăn tấn phát, năm mới gặp nhiều may mắn.

4.bé chúc họ hàng

Cung chúc tân niên một chữ nhàn
Chúc mừng gia quyến đặng bình an
Tân niên đem lại nhiều hạnh phúc
Xuân đến rồi hưởng trọn niềm vui.

Trung tâm Mỹ thuật sáng tạo Art for kids

Cơ sở 1: Art for kids Bình Thạnh: 420 Nơ Trang Long, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Tel: 028 2266 2277 – Hotline: 093 542 7978
Cơ sở 2: Art for kids Thủ Đức: 104 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Tel: 028 2246 2277 – Hotline: 093 542 7978
Email: artforkids.com.vn@gmail.com

gợi ý những câu chúc tết đặc biệt cho bé


Trung tâm m thut thiếu nhi Art for kids

7 mẹo giúp con bạn cải thiện chính tả khi học cấp 1

Bố mẹ thường hay đau đầu vì trẻ nhà mình không tiến bộ về chính tả. Hay chúng thường xuyên nhận những điểm kém trong các bài kiểm tra chính tả ở lớp, đặc biệt là các trẻ cấp 1. Hãy giúp con bạn tạo một nền móng vững chắc về khả năng chính tả ngay từ bé. Mách bạn 7 mẹo giúp con bạn cải thiện chính tả khi học cấp 1.
7 mẹo giúp con bạn cải thiện chính tả khi học cấp 1

  1. Sử dụng nhà của bạn

Cho dù đó là một bài kiểm tra chính tả hoặc con của bạn đang phải vật lộn với việc viết chính tả, bạn có thể viết những từ đầy thách thức trên giấy và dán chúng vào tủ lạnh bằng nam châm. Bằng cách này, con bạn sẽ được tiếp xúc với chúng hàng ngày ngay cả trong giờ ăn.
Ngoài ra, bạn có thể đặt chúng trên tường phòng ngủ và có thể đọc chúng khi đi ăn. Hay mặc quần áo vào buổi sáng và sẵn sàng đi ngủ vào buổi tối.
7 mẹo giúp con bạn cải thiện chính tả khi học cấp 1
  1. Ráp vần

Thử thách hơn với những từ khó khăn bằng cách bỏ các chữ cái ra khỏi một từ và yêu cầu con bạn điền vào chỗ trống. Xóa các ví dụ về chữ cái không tạo âm hoặc nguyên âm dài (ví dụ uyê, uya, ng, ngh) thường gây ra một số khó khăn.
  1. Tạo một từ điển hình ảnh

Duy trì một từ điển hình ảnh để lưu trữ bất kỳ từ khó khăn nào mà con bạn có thể gặp phải. Khi trẻ không thể đánh vần một từ, hãy thêm vào một cuốn sổ ghi chép, viết ba lần và sau đó vẽ một bức tranh để giúp chúng nhớ. Sau đó con bạn có thể tham khảo lại từ điển khi họ cần phải nhớ chính tả. sự hỗ trợ hình ảnh của bài tập này sẽ thúc đẩy những người học trực quan hơn.

7 mẹo giúp con bạn cải thiện chính tả khi học cấp 1
  1. Phát ra các chữ cái khi thực hành ở nhà

Phát âm các âm thanh. Điều này sẽ giúp trẻ cô lập các âm thanh để kết hợp chính tả với nhau.
  1. Nghe, đọc, viết

Đây là một kỹ thuật hữu ích để giúp trẻ nhớ chính tả. Chia một miếng giấy thành ba phần; phần đầu tiên có một bức tranh, phần thứ hai có cách viết và chính tả thứ ba có một phần trống để con của bạn viết chữ.
Trước tiên, hãy nhìn vào bức tranh và nói to lên cho con của bạn nhắc lại. Sau đó, gấp giấy lên và để con của bạn đọc từ. Một lần nữa, gấp giấy và sau đó con của bạn viết từ vào giấy trắng bằng việc cố gắng nhớ lại từ mà chúng đã đọc.
7 mẹo giúp con bạn cải thiện chính tả khi học cấp 1
  1. Gây hứng thú cho trẻ.

Thể hiện sự quan tâm đến cách đánh vần của con bạn và hỏi họ làm thế nào chúng đã làm được trong bài kiểm tra chính tả của chúng. Khi chúng làm tốt trong một bài kiểm tra chính tả trên lớp, hãy khen ngợi vì hầu hết trẻ em đều phản hồi tốt khi được công nhận thành tích.
Nhưng khi trẻ làm bài kiểm tra không tốt cũng đừng nỗi giận, mà hãy động viên để trẻ cố gắng.
7 mẹo giúp con bạn cải thiện chính tả khi học cấp 1
  1. Giảm bớt căng thẳng.

Sử dụng các từ nhẹ nhàng hơn 'kiểm tra' vì từ này sẽ chỉ tăng lên cảm giác áp lực. Bạn muốn con mình cải thiện chính tả và không để trẻ cảm thấy sợ bị sai. Nói với họ rằng chúng ta học tốt nhất khi chúng ta nhận thấy những sai lầm của mình và sửa chúng.
7 mẹo giúp con bạn cải thiện chính tả khi học cấp 1
Chúc bạn thành công !!!!!
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bạn đang có nhu cầu tìm địa chỉ trung tâm dạy vẽ thiếu nhi tại tphcm? Hãy liên hệ với chúng tôi.
 Trung tâm Mỹ thuật sáng tạo Art for kids
Cơ sở 1: Art for kids Bình Thạnh: 420 Nơ Trang Long, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Tel: 028 2266 2277 – Hotline: 093 542 7978
Cơ sở 2: Art for kids Thủ Đức: 104 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Tel: 028 2246 2277 – Hotline: 093 542 7978
Email: artforkids.com.vn@gmail.com
Website: http://artforkids.com.vn
Facebook : https://www.facebook.com/artforkids.com.vn
Youtube : https://www.youtube.com/c/artforkidstv
Nguồn: http://artforkids.com.vn/news/7-meo-giup-con-ban-cai-thien-chinh-ta-khi-hoc-cap-1/

bé mong đợi mẹ làm gì ở ngày tết đến

Làm thế nào để bé có được một cái tết ý ngĩa và trọng vẹn yêu thương và bé mong đợi mẹ làm gì ở ngày tết đến.hãy cùng tìm hiểu nào 
1. Mua quần áo đẹp cho bé

Tủ đồ của bé có thể vô cùng phong phú rồi, nhưng đến Tết, bé nào cũng thích được trưng diện quần áo mới để đi du xuân. Mẹ nên mua sắm thêm 1 – 2 bộ quần áo mới thật bắt mắt, lạ lẫm cho bé. Màu sắc trang phục của bé nên tươi sáng nhưng không quá chói chang. Bên cạnh đó, trẻ con thường rất hiếu động nên mẹ chú ý chọn cho bé những trang phục có chất liệu thoáng mát, co giãn và hút ẩm tốt như: cotton, thun, kaki có chất thun…
2. Cho con cùng tham gia ý kiến khi chuẩn bị mua sắm và cùng đi chợ Tết
Trước Tết, mẹ nên lên một danh sách những thứ cần phải mua để trang trí nhà cửa và để đãi khách. Đừng quên vai trò của bé lúc này nhé. Dù bé còn nhỏ hay lớn, bạn cũng nên để bé góp ý kiến của mình vào việc chung của cả nhà. Nếu bé đã biết chữ, ba mẹ có thể nhờ con ghi lại những món cần mua. Điều này sẽ khiến con cảm thấy mình quan trọng và trưởng thành hơn.
Khi đi chợ Tết, mẹ nên cho bé đi cùng và tham khảo ý kiến của bé, gợi ý bé giúp mẹ chọn hàng, xem ngày sản xuất, hạn sử dụng… Chắc chắn bé sẽ rất hứng thú và có trách nhiệm hơn đấy!
3. Dạy con cùng làm việc nhà, trang trí nhà cửa đón Tết
Trước Tết là thời điểm bận rộn của ba mẹ về công việc và cũng về việc dọn dẹp trang trí lại nhà cửa để đón một năm mới trong sạch sẽ, sang trọng, ấm cúng. Ba mẹ hãy để bé giúp những việc nhỏ để bé hình thành thói quen làm việc nhà. Nhân cơ hội này, mẹ có thể dạy bé giữ gìn vệ sinh nhà cửa để đánh bay bụi bặm, nấm mốc, những nơi vi khuẩn có thể ẩn nấp, để phòng tránh các chứng bệnh tật.
5. Phân tích để bé hiểu ý nghĩa ngày Tết
Nhiều bé luôn nghĩ Tết là thời điểm được đi chơi, được mặc quần áo mới, được nhận lì xì, được ăn bánh kẹo thoải mái, mà không hề biết ý nghĩa thực sự của ngày Tết. Mẹ nên dạy bé rằng ngày Tết cổ truyền không phải chỉ là khoảnh khắc giao thời giữa đất và trời, mà còn là dịp để gia đình đoàn tụ, cha mẹ con cái gần gũi, yêu thương nhau nhiều hơn. Các bé sẽ được cùng cha mẹ đi chúc Tết họ hàng nội ngoại để gắn kết mọi người gần nhau và hi vọng một năm mới bình an hạnh phúc đến với mọi người.
6. Dạy bé nói lời chúc Tết và cảm ơn khi được nhận lì xì
Như đã nói, Tết là dịp ba mẹ và bé cùng đi chúc Tết họ hàng, vì vậy mẹ nên dạy bé những câu chúc Tết đơn giản nhưng ý nghĩa để bé có thêm kỹ năng giao tiếp. Nếu bé rụt rè nhút nhát khi gặp người lạ, mẹ có thể hướng dẫn từ từ cho bé quen dần với phản xạ giao tiếp.
Ngoài lời chúc Tết, mẹ cũng đừng quên dạy bé cảm ơn khi nhận được lì xì nhé. Đó là một trong những phép lịch sự tối thiểu khi nhận được quà tặng từ người khác mà.
Bạn đang có nhu cầu tìm địa chỉ trung tâm dạy vẽ thiếu nhi tại tphcm? Hãy liên hệ với chúng tôi.
Trung tâm Mỹ thuật sáng tạo Art for kids
Cơ sở 1: Art for kids Bình Thạnh: 420 Nơ Trang Long, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Tel: 028 2266 2277 – Hotline: 093 542 7978
Cơ sở 2: Art for kids Thủ Đức: 104 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Tel: 028 2246 2277 – Hotline: 093 542 7978
Email: artforkids.com.vn@gmail.com

 bé mong đợi mẹ làm gì ở ngày tết đến

Trung tâm m thut thiếu nhi Art for kid

5 cách để dạy con mình yêu thích đọc sách

Ngoài điểm học vấn, đọc sách có thể cải thiện cuộc sống của con bạn bằng nhiều cách. Không phải bất cứ đứa trẻ nào cũng yêu thích việc đọc sách. Vậy làm thế nào bạn có thể giúp con mình yêu sách?. Làm thế nào để trẻ nhận thấy những giá trị tuyệt vời của sách ?. Sau đây là 5 cách để dạy con mình yêu thích đọc sách.


5 cách để dạy con mình yêu thích đọc sách

  1. Khởi đầu nhỏ.

Nên chọn cái gì trẻ em có thể tiêu hóa dễ dàng. Không quan trọng nếu bạn đang đọc sách giáo khoa ở cấp độ mẫu giáo cho đứa trẻ đang học lớp 1. Vì mục đích là để làm quen với các từ và cấu trúc câu.
5 cách để dạy con mình yêu thích đọc sách
  1. Đọc cho vui.

Cho con của bạn chọn những gì họ muốn đọc . Ví dụ như thể loại, nhóm tuổi, kể cả truyện tranh. Tạo điều kiện cho trẻ đọc sách vì lợi ích cho trẻ. Nhưng đừng đẩy họ đọc sách mà bạn cho là sẽ có lợi cho việc học tập của họ. Đó là cách nhanh nhất để khiến họ mất hứng thú.
5 cách để dạy con mình yêu thích đọc sách
  1. Được đầu tư.

Dành thời gian để đọc, hoặc ngồi với con của bạn mỗi đêm. Ngay cả khi bạn đã ngừng việc tập ráp vần với trẻ, con của bạn sẽ đánh giá cao việc bạn ngồi với họ thay vì xem TV hoặc sử dụng điện thoại di động của bạn.

5 cách để dạy con mình yêu thích đọc sách
  1. Giữ thảo luận.

Những người yêu thích đọc thường thích nói về cuốn sách của họ. Đọc sách mà con bạn đọc để bạn có thể thảo luận về các diễn biến hay nhân vật yêu thích với chúng. Bạn thậm chí có thể tìm thấy những lỗ hổng, và truyền đạt những bài học cuộc sống cho họ.
5 cách để dạy con mình yêu thích đọc sách
  1. Làm cho việc đọc sách thành thói quen.

Nếu bạn đọc một cuốn sách trước khi đi ngủ, trong thời gian rãnh hay trong những ngày nghỉ, có vẻ như con của bạn sẽ làm như vậy. Vì trẻ em rất nhạy bắt trước người lớn.
5 cách để dạy con mình yêu thích đọc sách
Bạn đang có nhu cầu tìm địa chỉ trung tâm dạy vẽ thiếu nhi tại tphcm? Hãy liên hệ với chúng tôi.
 Trung tâm Mỹ thuật sáng tạo Art for kids
Cơ sở 1: Art for kids Bình Thạnh: 420 Nơ Trang Long, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Tel: 028 2266 2277 – Hotline: 093 542 7978
Cơ sở 2: Art for kids Thủ Đức: 104 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Tel: 028 2246 2277 – Hotline: 093 542 7978
Email: artforkids.com.vn@gmail.com
Website: http://artforkids.com.vn
Facebook : https://www.facebook.com/artforkids.com.vn
Youtube : https://www.youtube.com/c/artforkidstv
Nguồn: http://artforkids.com.vn/uncategorized/5-cach-de-day-con-minh-yeu-thich-doc-sach/

4 hoạt động cho trẻ cảm nhận ý nghĩa tết

Tết đang đến gần,cùng nhau tìm hiểu những điều thú vị giúp trẻ cảm nhận được ngày tết truyền thống.sau đây là 4 hoạt động cho trẻ cảm nhận ý nghĩa tết. Dù bận rộn thế nào bố mẹ cũng cố gắng dành thời gian cho con để con có được những trải nghiệm thú vị này nhé. Những trải nghiệm được tìm hiểu về ngày tết, những cái Tết được mong chờ chắc chắn sẽ là những ký ức theo suốt hình trình lớn lên của con.

1.vẽ tranh tết

Vẽ tranh tết cũng là một hoạt động thú vị để thu hút trẻ con. Bạn có thể hướng đến chủ đề mùa xuân, bố mẹ có thể cho con vẽ, chấm màu hay cắt dán giấy những câu hoa đào, hoa mai với màu sắc chủ đạo là vàng và hồng.

2.tổ chức cho bé gói bánh tét ,bánh chưng

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết cận kề. Chị em có thể dạy cho bé cách học gói bánh chưng, dạy cho con cách phân biệt, cảm nhận các nguyên liệu để gói bánh, màu sắc của từng loại nguyên liệu, thậm chí bố mẹ có thể để con ngửi, nếm... để trẻ cảm nhận việc gói bánh chưng bằng tất cả các giác quan của mình.

3.viết câu đối chúc tết

Viết câu đối Tết cũng là một trải nghiệm thú vị đối với các con vào ngày Tết. Việc tìm hiểu về ngày Tết về các câu đố Tết sẽ giúp bé hiểu thêm về nét đẹp cổ truyền của dân tộc.

4.cùng bố mẹ đi chợ tết,chợ hoa

Đi hội chợ, chợ quê cũng là một hoạt động thú vị cho trẻ vào những dịp lễ Tết thế này. Đây không chỉ là một nét văn hóa truyền thống đặc trưng, các phiên chợ quê hay hội chợ là cơ hội tuyệt vời để bé tìm hiểu về các món ăn, đồ trang trí truyền thống cho ngày Tết của gia đình mình; cũng như giúp bé có một trải nghiệm sắm Tết đáng nhớ và đầy niềm vui.
Việc cho bé tìm hiểu về ngày Tết sẽ giúp bé hiểu thêm nhiều điều về cuộc sống, về nét đẹp truyền thống và thêm yêu Việt Nam.
Bạn đang có nhu cầu tìm địa chỉ trung tâm dạy vẽ thiếu nhi tại tphcm? Hãy liên hệ với chúng tôi.
Trung tâm Mỹ thuật sáng tạo Art for kids
Cơ sở 1: Art for kids Bình Thạnh: 420 Nơ Trang Long, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Tel: 028 2266 2277 – Hotline: 093 542 7978
Cơ sở 2: Art for kids Thủ Đức: 104 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Tel: 028 2246 2277 – Hotline: 093 542 7978
Email: artforkids.com.vn@gmail.com
Website: http://artforkids.com.vn
Facebook : https://www.facebook.com/artforkids.com.vn
Youtube : https://www.youtube.com/c/artforkidstv

 4 hoạt động cho trẻ cảm nhận ý nghĩa tết


Trung tâm m thut thiếu nhi Art for kids

bạn có đang quá nghiêm khắc với con mình không

Mỗi bố mẹ đều phải đặt ra một giới hạn cho đứa con của mình. Tuy nhiên, việc thực hiện của sẽ gặp phải những khó khăn, căng thẳng và thậm chí áp lực lên trẻ nếu bạn không áp dụng đúng cách, khoa học.Và dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang quá nghiêm ngặt với con trẻ cùng những gợi ý nên làm gì trong các tình huống trách phạt con.

1. Bản thân bạn đặt ra quá nhiều quy tắc cho con.

Nancy Darling, tiến sĩ, giáo sư tâm lý học đại học Oberlin cho biết: “Đó là dấu hiệu cho thấy bạn quá nghiêm ngặt đối với tất cả mọi người khi bạn thiết lập quá nhiều quy tắc mà bạn có thể không thể thực hiện được tất cả.”. Thay vào đó, giáo sư cho rằng ta không nên đặt nặng những quy tắc và cần có những các xử trí nhất quán với giới hạn mà bạn đề ra. Và đây là điều thật sự quan trọng.

2. Dọa dẫm trẻ luôn là phương án giải quyết đầu tiên.

Việc nói “Mẹ sẽ vứt hết đồ chơi của con!” hay “Mẹ đuổi con ra khỏi nhà bây giờ!” sẽ không bao giờ có tác dụng với trẻ, đặc biệt là những bé cứng đầu. Khi con đã thỏa hiệp với cách giải quyết của bạn, tốt nhất không nên gây căng thẳng. Hãy suy nghĩ cẩn thận về những hậu quả trước khi dùng đòn roi với con.

3. Những quy định được áp dụng không đúng thời điểm.

Khi con đang bận làm một việc gì đó ngoài vui chơi ra, bạn không nên bắt ép con làm sang một việc khác. Việc tốt nhất là cha mẹ nên tùy theo giờ sinh hoạt hàng ngày của con để tránh gây xung đột.

4. Bạn luôn phải đóng vai cảnh sát, cọp, sư tử … hay thậm chí là máy nhắc nhở con.

Sẽ thật nghiêm khắc khi bạn đề ra những quy tắc và lúc nào cũng thúc ép con bằng mọi cách phải thực hiện chúng.

5. Con không dành sự quan tâm đến bạn.

Nếu con lảng tránh, nói chuyện với bố mẹ ít đi hay thậm chí không muốn đụng mặt với bố mẹ, đó chính là dấu hiệu cho biết bạn đang quá nghiêm khắc với trẻ. Nuôi dạy con là một trận chiến, bạn có thể thắng nhưng lại mất đi lòng tin tưởng từ con. Quan trọng là vừa bồi đắp được tình cảm gia đình và vừa cho con hiểu rằng bạn luôn quan tâm tới con trong một giới hạn nhất định.

6. Con chỉ biết học, không có thời gian giải trí, thư giãn.

Chuyên gia Taffel cho biết: “ Trẻ cần có thời gian thoải mái để tổng hợp, ứng dụng những thứ chúng đã được học thông qua các hoạt động như vận động, vui chơi đơn giản. Nếu chỉ có tiếp thu, học mà không được vận dụng vào thực tiễn thì mọi thời gian học cũng không có ích gì trong cuộc sống của trẻ.”

7. Mình là người duy nhất.

“Hãy tìm hiểu xem cha mẹ khác sẽ làm gì nếu gặp phải khó khăn trong việc nuôi dạy con như mình” - Taffel nói. “ Khi mà không có một ai làm điều tương tự như bạn, ví dụ như cấm con được sử dụng các phương tiện máy tính trong thời gian cho phép, thì quả thật bạn đang quá nghiêm khắc rồi.

8. Bạn cấm con làm mọi thứ.

Nên nói “Mẹ không khuyến khích con làm việc này, nhưng mẹ cũng không cấm, nếu con cảm thấy việc đó là đúng, hãy chứng mình với mẹ rồi 2 mẹ con sẽ cùng làm”. Trẻ sẽ rất vui vì có được sự đồng thuận từ bố mẹ.

9. Quy định là quy định, con không được quyền thắc mắc.

Bạn có thể đề ra những quy tắc, tuy nhiên cũng cần giải thích cho con hiểu. Ví dụ như con gái không nên ngủ qua đêm ở ngoài vì có rất nhiều nguy hiểm, tuy nhiên con có thể ngủ ở nhà họ hàng thân thích nếu được người họ hàng đó xác nhận.

10. Bạn là nhà độc tài về khoản đề ra những quy tắc.

Bạn có quyền đưa ra cho con một giới hạn, nhưng đừng trở nên độc đoán và kiểm soát con quá đà.

11. Bạn cư xử với trẻ lạnh lùng.

Đây là điều gần không nên áp dụng nhiều, đặc biệt với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bạn không nên quá lạnh lùng với con, có thể giận con, không quan tâm đến con ngay khi con mắc lỗi. Tuy nhiên ngay sau đó hãy cùng con phân tích vấn đề đúng hay sai, nhắc nhở con rồi ôm con thật tình cảm.
Bạn đang có nhu cầu tìm địa chỉ trung tâm dạy vẽ thiếu nhi tại tphcm? Hãy liên hệ với chúng tôi.
 
Trung tâm Mỹ thuật sáng tạo Art for kids
Cơ sở 1: Art for kids Bình Thạnh: 420 Nơ Trang Long, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Tel: 028 2266 2277 – Hotline: 093 542 7978
Cơ sở 2: Art for kids Thủ Đức: 104 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Tel: 028 2246 2277 – Hotline: 093 542 7978
Email: artforkids.com.vn@gmail.com
Website: http://artforkids.com.vn
Facebook : https://www.facebook.com/artforkids.com.vn
Youtube : https://www.youtube.com/c/artforkidstv

 bạn có đang quá nghiêm khắc với con mình không

Trung tâm m thut thiếu nhi Art for kids

khi trẻ nói bậy các phụ huynh nên làm thế nào

Ngày nay trẻ được tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài điều ảnh hưởng lớn đến trẻ. Dù cha mẹ có dạy dỗ trẻ như thế nào thì đôi khi trẻ vẫn có thể nói bậy ở những nơi công cộng.Khi trẻ nói bậy ở nơi công cộng hay bất kỳ đây cha mẹ đều cảm thấy vô cùng xấy hổ.Để trẻ không nói bậy ba mẹ nên lưu ý những điều sau

1.không phản ứng

Đôi khi vô tình cha mẹ sẽ được thấy những lời nói bậy của trẻ nhưng bạn đừng vội phản ứng ngay với điều này. Trẻ em thường cố gắng nói ra những từ ngữ mới trước khi thêm chúng vào quỹ từ điển của trẻ.
Nếu trẻ không nhận được bất cứ sự chú ý hay sự đánh giá cao của người lớn thì trẻ thường sẽ không sử dụng những từ ngữ đó nữa và coi như những từ này chưa tồn tại bao giờ.

2.hãy xem xét môi trường xung quanh trẻ

Môi trường cũng ảnh hưởng rất nhiều tới lời nói, hành động cũng như nhân cách ở trẻ. Trẻ em thường học theo những thứ chúng được nghe từ những người xung quanh bé.
Bạn hãy chắc chắn rằng không có một ai trong gia đình sử dụng ngôn ngữ có nội dung xấu ở bên cạnh trẻ. Hãy cho trẻ tránh xa những người hàng xóm thường sử dụng lời nói tục. Điều này có thể khiến trẻ lây nhiễm cách nói bậy từ nhỏ.

3.đừng phản ứng thái hóa

Bạn sẽ cảm thấy khó chịu hoặc tức giận khi trẻ sử dụng một từ nào đó mà bé không được phép dùng hay nói bậy. Điều tốt nhất là bạn nên kiểm soát cảm xúc và giữ bình tĩnh cho mình. Việc la mắng trẻ chứng minh rằng bạn chú ý quá nhiều đến những điều mà trẻ đang gây ra. Đồng thời bé có thể sử dụng lại từ này trong tương lai để làm phiền bạn.

4.không cười khúc khích

Trẻ em luôn có những câu nói hay hành động dễ thương và điều này có thể làm bạn phải cười khúc khích. Đây chính là một trong những sai lầm lớn của cha mẹ hay mắc phải.
Nếu bé thấy bạn đang thích thú khi bé sử dụng một câu nói bậy, chắc chắn bé sẽ sử dụng chúng lại một lần nữa với những người xung quanh khi bé được tiếp xúc.

5.xin lỗi

Trong những trường hợp bạn vô tình sử dụng một lời nói tục với chính mình thì chắc chắn bạn phải tìm cách sửa chúng ngay lập tức và nên nói lời xin lỗi thật to. Điều này giúp con bạn hiểu rằng ngay cả với những người lớn tuổi nói ra những từ ngữ xấu là điều hoàn toàn sai. Và nếu bé nói ra những từ ngữ xấu, trẻ sẽ hiểu và biết cách xin lỗi lại.

6.giải thích rõ ý nghĩa của từ ngữ

Với những bé 10 tuổi trở lên bạn nên diễn tả được ý nghĩa chính xác từ ngữ mà bé sử dụng. Điều này giúp bé hiểu ra chiều sâu của những từ ngữ đó. Ngoài ra cha mẹ nên chỉ cho trẻ thấy rõ việc sử dụng những từ ngữ không đúng hay lời nói bậy có thể làm tổn thương những người xung quanh.
Bạn đang có nhu cầu tìm địa chỉ trung tâm dạy vẽ thiếu nhi tại tphcm? Hãy liên hệ với chúng tôi.
Trung tâm Mỹ thuật sáng tạo Art for kids
Cơ sở 1: Art for kids Bình Thạnh: 420 Nơ Trang Long, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Tel: 028 2266 2277 – Hotline: 093 542 7978
Cơ sở 2: Art for kids Thủ Đức: 104 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, Q. Thủ Đức, Tp.HCM
Tel: 028 2246 2277 – Hotline: 093 542 7978
Email: artforkids.com.vn@gmail.com

 khi trẻ nói bậy các phụ huynh nên làm thế nào


Trung tâm m thut thiếu nhi Art for kids